Cao Biền là quan đô hộ nước ta thời Bắc thuộc, được cử sang trấn nhậm Giao Châu từ năm 866 đến 887, Lúc ở Giao Châu, Cao Biền là quan cai trị hà khắc nhưng cũng có công chỉnh đốn mọi việc và đắp lại thành Đại La.
Khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch nước Nam rất vượng, muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch.
Hôm nay tôi xin gửi tới các bạn cuốn sách Cao Biền tấu thư địa cảo (高駢奏書地稿)
Quý vị quan tâm bản đầy đủ vui lòng liên hệ: 0817 688 886
Nội dung sách nói: Cao Biền làm Thứ sử Giao Châu thời thuộc Đường. Trước khi lên đường, vua Đường Trung Tông bảo Biền “Ông là người tinh thong học môn địa lý, sang Giao Châu cần lưu tâm những nơi có huyệt đất quý, xem xét mà yểm trừ hoặc phá bỏ đi để khỏi lo về sau”. Biền đến Giao Châu đi tuần sát khắp mọi nơi danh thắng. Những nơi non sông vượng khí linh thiêng như núi Tản Viên, núi Sài Sơn, Tây Hồ...Biền đều hết sức trấn yểm cho mất linh thiêng, nhưng không sao trấn yểm được, sau thôi không dám động thủ nữa. Các nơi thắng tích quý địa đó đông từ Nam Hải Đằng Giang, tây từ khe Linh Sơn, nam đến Chiêm Thành ở cuối địa giới Quảng Nam, các địa mạch đều được diễn giải thành Ngũ ngôn ca, Tứ ngôn ca. Cả bài tựa và dòng lạc khỏan đều do người nước ta mượn tên Cao Biền mà đặt ra. Sau tựa là bài Đế vương quý địa đại huyết mạch các cục 帝王貴地大血脈各局, lần lượt nói về địa lý phong thủy Thăng Long, Chí Linh sơn, Cổ Pháp, Chu Diên, Tiên Du, Yên Sơn, Yên Lạc, Câu Lậu…